Phương pháp cơ giới (Uốn nguội)
Chẳng hạn chi tiết dạng trục có độ võng f0 sau khi được xác định bằng các dụng cụ đo sẽ được uốn ngược lại một lượng là f nhờ thiết bị nén ép. Đại lượng f > f0 vì sau khi thôi tác dụng lực thì sẽ xuất hiện các lực biến dạng ngược lại do đàn hồi của trục. Tuy nhiên các phương pháp tính toán xác định đại lượng phải uốn f là rất khó khăn cho nên phải thực hiện nhiều lần để giảm dần độ võng của chi tiết. Sau khi uốn nguội cần phải Ram chi tiết ở nhiệt cao: Nung nóng đến nhiệt độ 600 ^ 6500C để khử ứng suất do quá trình nắn gây ra.
Phương pháp nắn nhiệt
Là nung nóng các thành phần giới hạn của chi tiết từ phía lồi nhờ đó các thành phần kim loại ở đó được giãn nở, nhưng nhờ sự tác động ngược lại của phần nguội bên cạnh và nó bị nén đàn hồi. Ứng suất này gây ra lực dọc trục có mô men ngược với chiều cong của chi tiết làm cho chi tiết duỗi thẳng ra. Thực nghiệm cho thấy hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào mức cố định đầu trục: Khi cố định cứng tốc độ khắc phục nhanh hơn so với khi để tự do từ 5 ^ 10 lần. Nhiệt độ tối ưu khi nung nóng các chi tiết bằng thép là 750 ^ 8500C.
Phương pháp nhiệt — cơ học
Kết hợp cả 2 phương pháp trên, được thực hiện bằng cách đốt nóng đều đặn chi tiết theo toàn bộ tiết diện bị biến dạng cùng với việc sửa chữa điều chỉnh tiếp theo do ngoại lực.
Phương pháp biến dạng dẻo
Là sự phân bố lại kim loại cho phép bổ sung kim loại bị hao hụt ở phần làm việc bị mòn của chi tiết. Sự biến dạng này được thực hiện bằng các cách: Chèn, ép nén, nong, ấn lún, lăn, khía nhám và kéo dãn.
Chồn: Được thực hiện bằng ấn ép dẻo và được sử dụng để biến đổi kích thước của chi tiết trong mặt phẳng vuông góc với đường tác dụng của lực. Phương pháp này cho phép tăng đường kính ngoài của chi tiết có hình trụ đặc hoặc rỗng, hay giảm đường kính trong của chi tiết dạng lỗ.
Nén ép cho phép giảm đường kính trong hoặc ngoài của chi tiết hình trụ rỗng.
Nong cho phép tăng đường kính trong và ngoài.
Phương pháp chuyển sang kích thước sửa chữa
Bản chất là phương pháp gia công cơ khí cho phép khắc phục tất cả các khuyết tật của bề mặt chi tiết cũng như phục hồi hình dạng chi tiết từ một cặp tiếp xúc.
Ví dụ: Lên cốt xilanh theo kích thước 0,25 thì thay Piston theo cốt Xilanh. Đây được gọi là phương pháp tiêu chuẩn thường dùng trong sửa chữa động cơ đốt trong.